Nội dung bài viết
Giới thiệu cáu cặn hạt keo huyền phù colloidal silt fouling
Trong seri trước, mình đã trình bày về các giải pháp kiểm soát cáu cặn vô cơ màng RO. Trong bài này mình sẽ trình bày về nguyên nhân gây cáu cặn là các hạt keo huyền phù lơ lửng trong nước.
Cáu cặn các hạt keo huyền phù làm giảm lưu lượng dòng sản phẩm và cả chất lượng nước. Dấu hiệu sớm để nhận biết cáu cặn các hạt keo huyền phù là làm tăng chênh áp suất qua màng. Các bạn theo dõi chênh áp của dòng đầu vào và dòng concentration sẽ nhận thấy điều này.
Thành phần của các hạt keo và huyền phù trong nước đầu vào gồm vi khuẩn, silica, đất sét, các hạt keo đất. Những hóa chất tiền xử lý được sử dụng để loại bỏ các thành phần này trong quá trình lọc như là aluminum sulfate (Al2(SO4)3, ferric chloride (FeCl3) hay các polymer mang điện tích dương. Những hóa chất này được sử dụng để làm cho các hạt keo, huyền phfu trong nước kết lại với nhau, làm tăng kích thước và bị loại bỏ bởi quá trình lọc bằng vật liệu hoặc lõi lọc.
Theo thời gian, sự kết tụ này sẽ làm cho các lỗ lọc bị nghẹt và cần phải rửa ngược. Tuy nhiên, nếu châm dư các chất làm tăng quá trình keo tụ sẽ cũng là nguồn gây cáu cặn cho màng RO. Ngoài ra,, các hạt keo dương có thể kết hợp với các chất chống cáu cặn màng điện tích âm và gây cáu cặn màng.
Một vài phương pháp hay chỉ số được đưa ra để dự báo khả năng gây cáu cặn của những hạt keo này gồm thông số độ đục, thông số SDI và thông số MFI. Trong đó thông số chỉ số mật độ bùn SDI là thông số đánh giá chỉ số cáu cặn phổ biến nhất.
Độ đục – Turbidity
Độ đục là một thông số dựa vào tính chất quang học, khả năng ánh sáng đi qua mẫu nước. Độ đục cảu nước gây ra do các vật chất dạng hạt lơ lửng và dạng keo như đất sét, phù sa, chất hữu cơ và vô cơ không tan lơ lửng trong nước và sinh vật phù du cùng các sinh vật cực nhỏ khác tồn tại trong nước.
Độ đục thường được giám sát online sau quá trình lọc. Độ đục trong nước đầu và hệ thống RO/NF được yêu cầu thấp hơn 1 NTU.
The Silt Density Index (SDI)
Chỉ số mật độ bùn SDI là một chỉ báo cho biết về số lượng hạt vật chất trong nước và tương quan với xu hướng bám bẩn của hệ thống RO / NF. Để hiểu chi tiết về thông số này các bạn có thể vào trang chỉ số mật độ bùn silt density index – SDI để tham khảo.
The Modified Fouling Index (MFI)
MFI tỷ lệ với nồng độ chất lơ lửng và là chỉ số chính xác hơn SDI để dự đoán xu hướng nước gây bẩn màng RO / NF. Phương pháp này giống như đối với SDI ngoại trừ tần suất được ghi lại sau mỗi 30 giây trong khoảng thời gian lọc 15 phút. MFI thu được bằng đồ thị là độ dốc của phần thẳng của đường cong khi t / V được vẽ đồ thị so với V (t là thời gian tính bằng giây để thu được thể tích V tính bằng lít).
Khi giá trị MFI nhỏ hơn 1 tương đương với SDI < 3 là nước đầu vào hệ thống lọc RO/NF có chất lượng tốt.
Việc đo đạt các thông số này nên được tiến hành để đánh giá chất lượng nước khi thiết kế hệ thống lọc RO/NF.
Trong quá trình vận hành, một trong các thông số nên nên được định kỳ đo đạt để điều chỉnh hệ tiền lọc xử lý nước trước khi vào RO (tần suất nên là 3 lần 1 ngày đối với nguồn nước mặt).
Để được tư vấn về cách đánh giá chất lượng nước đầu vô các hệ thống lọc RO, các bạn có thể liên hệ:
- Email: aquatekcovn@gmail.com
- Hotline: 0909 407 547 (Mr. Tân)