Nội dung bài viết
Tại sao phải tính TDS cho hệ thống lọc RO
Trong thiết kế và vận hành hệ thống lọc nước RO, chất lượng nước đầu vào và nước sản phẩm đầu ra của hệ thống RO là những thông số quan trọng. Chất lượng nước này có thể giám sát bằng con số chung là lượng muối hòa tan có trong nước, đo bằng TDS, conductivity hoặc resistivity. Bằng cách biết được những con số này, chúng ta có thể biết được hiệu suất loại bỏ muối của hệ thóng từ đó biết được hệ thống lọc RO có đang vận hành tốt hay không.
Công thức tính nồng độ muối TDS cho hệ thống lọc RO
Để tính nồng độ muối TDS trong nước đầu vào, nước dòng thải bỏ hoặc nước dòng thành phẩm, các bạn có thể áp dụng công thức sau:
Qf x Cf = Qp x Cp + Qc x Cc
Trong đó:
- Qf: Lưu lượng nước đầu vào
- Cf: Nồng độ TDS trong nước đầu vào
- Qp: Lưu lượng nước dòng permeate
- Cp: Nồng độ TDS trong nước đầu vào
- Qc: Lưu lượng dòng concentration
- Cc: Nồng độ TDS dòng concentration
Các bạn cũng có thể thay thế con số TDS bằng con số conductivity hoặc resistivity.
Tương tự như vậy, nếu biết các đại lượng TDS hoặc conductivity, các bạn cũng có thể tính ra con số lưu lượng của từng dòng đầu vào, dòng thành phẩm hoặc dòng xả bỏ.
Các ứng dụng của công thức tính TDS cho hệ thống lọc nước RO
Đôi lúc các hệ thống lọc nước RO không lắp đặt đủ cảm biến đo độ dẫn điện conductivity ở các vị trí đầu vào, dòng thành phẩm và dòng thải bỏ, đòi hỏi người vận hành phải tự tính để nắm được hệ thống đang vận hành như thế nào.
Ngoài ra, khi nắm được TDS hoặc độ dẫn điện của nước tại các vị trí này sẽ giúp tính ra được lượng muối qua màng, từ đó biết được chất lượng màng RO. Xem hướng dẫn cách tính tỷ lệ muối qua màng RO tại đây.
Bên cạnh đó, khi biết được lưu lượng tại các vị trí nước đầu vào hệ thống, nước đầu ra dòng thành phẩm sẽ giúp tính ra tỷ lệ nước thu hồi của toàn hệ thống. Xem hướng dẫn cách tính tỷ lệ thu hồi nước của hệ thống lọc nước RO tại đây.
Tìm hiểu về khóa học thiết kế hệ thống lọc nước RO tại đây.