Hướng dẫn kiểm soát chống cáu cặn bằng hạt nhựa làm mềm nước

Nội dung bài viết

Giới thiệu phương pháp kiểm soát cáu cặn bằng cột làm mềm nước

Hạt nhựa làm mềm nước là hạt nhựa trao đổi cation acid mạnh. Trong quá trình trao đổi ion làm mềm nước, những cation gây cáu cặn như Ca2+, Ba2+, Sr2+ được lấy ra khỏi nước và bị thay thế bởi các ion Na+. Sau đó, hạt nhựa được tái sinh với muối để loại bỏ các ion gây cứng này. pH của nước đầu vào không thay đổi trong quá trình xử lý này và do đó không cần phải lắp thêm cột khử khí gas.

ion trong nước

Nguyên lý kiểm soát cáu cặn bằng cột làm mềm nước

Chỉ một ít CO2 từ nước đầu vào sẽ tiếp tục đi qua cột làm mềm và đi vào màng RO, ra dòng sản phẩm và làm cho giá trị conductivity cao. Gía trị conductivity trong dòng sản phẩm có thể được làm giảm bằng cách châm NaOH để chuyển CO2 thành dạng HCO3 và bị loại bỏ bởi màng.

Với hạt nhựa trao đổi ion, hiệu suất loại bỏ Ca2+, Ba2+ và Sr2+ thì lớn hơn 99.55%. Điều này sẽ loại bỏ khả năng gây cáu cặn của chúng với CO3 và SO4, từ đó bảo vệ màng RO khỏi vấn để cáu cặn.

tai sinh hat nhua

Áp dụng phương pháp kiểm soát cáu cặn bằng cột làm mềm nước

Làm mềm với hạt nhựa trao đổi cation acid mạnh được áp dụng phổ biến đối với các hệ thống xử lý nước lợ có công suất nhỏ hoặc vừa, tuy nhiện chúng không được áp dụng đối với các hệ thống xử lý nước biển.

Nhược điểm của quá trình này liên quan đến chi phí cho sử dụng muối để tái sinh. Nước muối thải ra từ vấn đề tái sinh cũng ảnh hưởng đến môi trường.

Để tham khảo về khóa học hướng dẫn thiết kế hệ thống trao đổi ion trong xử lý nước, các bạn có thể tham khảo tại đây.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo