Quy trình chạy khởi động hệ thống lọc nước RO lần đầu

Chạy khởi động hệ thống lọc nước tinh khiết RO lần đầu đúng là rất quan trọng để kéo dài tuổi thọn cho mành RO và cho cả hệ thống. Trình tự các bước đúng để chạy khởi động đúng cho hệ thống lọc nước RO sẽ như bên dưới:

khởi chạy hệ thống lọc RO lần đầu

  1. Trước khi khởi chạy hệ thống lọc nước RO, hệ thống tiền xử lý cần phải được súc rửa để đảm bảo không đưa tạp chất vào trong các ống màng.
  2. Kiểm tra các van và đảm bảo các van được mở đúng tại các vị trí. Các van kiểm soát anh suất đầu vào và van kiểm soát lưu lượng dòng concentration nên được mở hoàn toàn.
  3. Dùng nước áp suất thấp tại một lưu lượng thấp để đẩy hết khi trong các ống màng và màng ra ngoài. Áp suất nên từ 30-60 psi để tránh đẩy cáu cặn bẩn đi vào trong các lớp màng. Tất cả dong sản phầm và concentration để được đẩy ra đường thải bỏ. Phần khí còn lại trong các màng có thể dẫn đến tăng quá áp làm nứt ống.
  4. Trong quá trình súc xả, kiểm tra tất cả kết nối đường ống và van để xem có rò rỉ không. Nếu có tiến hành khắc phục. Chú ý, không nên siết ống khi có áp.
  5. Sau khi hệ thống được súc rửa tối thiểu trong 30 phút, đóng van kiểm soát áp suất đầu vào.
  6. Đảm bảo rằng van kiểm soát lưu lượng đường concentration vẫn được mở. Nếu đóng van này có thể dẫn đến vượt tỉ lệ recovery và gây cáu cặn.
  7. Mở chậm van kiểm soát áp suất đầu vào đến 60 psi.
  8. Chạy bơm tăng áp RO.
  9. Mở tăng chậm van kiểm soát áp suất đầu vào, tăng áp suất và lưu lượng đến màng cho đến khi lưu lượng dòng thải bỏ bằng ngưỡng thiết kế. Tăng áp đầu vào chậm ở mức khoảng 10 psi/giây (khởi động mềm). Tiếp tục xả nước dòng thành phẩm và dòng concentration. Nếu áp suất nước đầu vào và lưu lượng nước đầu vào tăng quá nhanh, vỏ chứa màng có thể bị vỡ do quá áp, đặt biệt alf khi trong đường ống còn khí.
  1. Đóng chậm van kiểm soát lưu lượng dòng thải bỏ cho đến khi đạt được tỉ lệ recovery thiết kế. Tiếp tục kiểm tra áp suất của hệ thống để đảm bảo nó không vượt giới hạn áp suất thiết kế.
  2. Lặp lại bước 9 và 10 cho đến khi dòng thành phẩm và dòng concentration đạt được như thiết kế.
  3. Tính tỷ lệ recovery của hệ thống và so sánh với các giá trị thiết kế.
  4. Kiểm tra các loại hóa chất được châm vào và đo đạt pH của nước đầu vào.
  5. Đo đạt kiểm tra các thông số chỉ số mật độ bùn silt density index SDI hoặc chỉ số cáu cặn Langelier Saturation Index (LSI). Các thông số khác nên được đo kiểm gồm đo pH, độ dẫn điện, độ cứng và độ kiềm.
  6. Để hệ thống chạy trong 1 giờ, dòng sản phẩm nên được thải bỏ.
  7. Ghi nhận các giá trị vận hành,
  8. Kiểm tra độ dẫn điện dòng sản phẩm từ các ống áp suất để đánh giá tất cả đạt được chất lượng nước đầu ra như thiết kế.
  9. Sau 24 đến 48 giờ vận hành, xem xét tất cả các thông số vận hành đã ghi nhận như là áp suất nước đầu vào, độ chênh áp, nhiệt độ, lưu lượng, tỷ lệ recovery và giá trị điện dẫn/diện trở của nước ở cả 2 dòng là dòng nước đầu vào và dòng thành phẩm.
  10. So sánh hiệu suất lọc thực tế với giá trị thiết kế.
  11. Xác nhận các thiết bị vận hành đúng như thiết kế.
  12. Chuyển đường nước dòng thành phẩm vào bồn chứa nước thành phẩm.
  13. Chuyển hệ thống sang chế độ vận hành tự động.
  14. Ghi nhận lại các gái trị đo từ bước 16 đến 18 để tham khảo đánh gái hệ thống trong tương để biết khi nào thì cần tiến hành rửa màng CIP. Duy trì đo đạt các thông số suốt tuần đầu tiên để kiểm tra đảm bảo hệ thống đã vận hành ổn định như thiết kế.
  15. Xác nhận tất cả các thiết bị đọc, các thiết bị an toàn đã hoạt động đúng. Đánh đấu gía trị.
  16. Hoàn thành công tác khởi chạy hệ thống lọc RO lần đầu.

Nếu bạn cần hỗ trợ chạy khởi động hệ thống lọc nước RO, vui lòng liên hệ hotline: 0909 407 547 để có dịch vụ hỗ trợ.

Để học về quản lý vận hành và bảo trì hệ thống lọc nước tinh khiết, siêu tinh khiết, tham khảo tại đây.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo