Ứng dụng phần mềm OLI tối ưu hóa chất xử lý nước thải

Nội dung bài viết

Nước thải kim loại nặng khó xử lý

Nước thải một số ngành sản xuất đặt biệt không những chứa các kim loại nặng mà còn chứa các thanh phần làm cho các kim loại nặng khó kết tủa như Na+, Cl-, CO3 2-.

Thông thường, phương pháp xử lý hiệu quả nhất đối với nước thải có chứa kinh loại là phương pháp điều chỉnh pH kết hợp với một số chất trợ keo để keo tụ tạo bông, sau đó dùng phương pháp lắng và lọc để tách kim loại nặng ra khỏi nước.

Tuy nhiên, một nước thải có kim loại nặng nhưng còn chứa cả các anion như Cl-, SO4-, NO3-,… làm ngăn cản quá trình kết tủa của các kim loại nặng này trong nước nên không loại bỏ chúng ra khỏi nước được.

Nhược điểm của phương pháp Jar test:

Thông thường, với các thực hiện như hiện tại là sử dụng phương pháp jar test để kiểm tra mức độ keo tụ của kim loại trong một lọai nước thải. Phương pháp này có một số khó khăn là mất rất nhiều thời gian, hóa chất và dụng cụ để làm jar test nhưng cho kết quả thiếu chính xác, phải thực hiện lại nhiều lần.

thí nghiệm jartest xử lý nước thải

Thêm một vấn đề nữa đối với các hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý là khi hóa chất châm không đúng thì không những ảnh hưởng đến hiệu xuất xử lý mà còn làm làm lãng phí hóa chất dẫn đến tăng chi phí xử lý nước thải.

Ứng dụng phần mềm OLI trong xử lý nước thải

Phần mềm OLI là phần mềm mô phỏng các phản ứng hóa học của các thành phần trong nước từ đó có thể đánh gía được sản phẩm hình thành trong nước thải.

Ví dụ như, bằng phần mềm OLI, người mô phỏng có thể mô phỏng châm một chất vào nước hoặc điều chỉnh pH của nước thải sẽ thấy được ở pH nào thì một kim loại trong nước kết tủa, với nồng độ là bao nhiêu. Đồng thời cũng thấy được các thành phần còn tan trong nước, với nồng độ là bao nhiêu.

Bằng phương pháp này, người mô phỏng có thể đánh giá được khi đưa hệ thống xử lý nước thải vào vận hành, cần châm bao nhiêu HCl hoặc NaOH để điều chỉnh pH đạt ngưỡng mong muốn, lượng kết tủa của kim loại là bao nhiêu, hiệu suất kết tảu là bao nhiêu, nước thải sau bước kết tủa và lắng thì lượng kim loại còn lại trong nước là bao nhiêu.

Ví dụ: Mô phỏng kết tủa Al(OH)3 trong nước thải.

ứng dụng OLI trong xử lý nước thải

Các bạn có thể xem ví dụ chi tiết về một dự án ứng dụng OLI mà mình lại tại đây

Các ưu điểm của phần mềm OLI so với phương pháp Jar test truyền thống

Phương pháp mô phỏng bằng phần mềm OLI thực hiện nhanh và chính xác, sau khi có được thành phần nước thải thì chỉ cần trong 30 phút là xong.

Có thể mô phỏng trong nhiều điều kiện giả lập để xem xét nhiều kết quả đầu ra.

Lựa chọn được kết quả tối ưu. Ví dụ như, bằng OLI, chúng ta có thể đánh giá được ngưỡng pH tối ưu của quá trình keo tụ là bao nhiêu

Cho biết lượng kết tủa, hiệu xuất kết tủa và lượng còn lại của kim loại cần loại bỏ trong nước ở nước đầu ra.

Tại sao nên ứng dụng OLI trong thiết kế, đánh gía vận hành hệ thống xử lý nước thải.

Cùng với sự phát triển của công nghệ, càng ngày càng có nhiều công cụ để tính toán đánh giá nhanh và chính xác hơn so với các giải pháp truyền thống. OLI được ra đời với chức năng như vậy, để thay thế phương pháp jar test. Ngoài ứng dụng trong đánh giá lựa chọn hóa chất và ngưỡng keo tụ tối ưu, OLI stream analyzer còn có các tính năng:

  • Đánh giá khả năng ăn mòn
  • Đánh giá khả năng cáu cặn vô cơ

Để biết thêm chi tiết, các bạn có thể liên hệ:

  • Trương Tường Tân
  • SĐT: 0909 407 547
  • Email: tan.truong@witteveenbos.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo