Ảnh hưởng các các ion Na, Silic và Clo trong thiết kế hệ thống lọc RO

Nội dung bài viết

1.Natri (Na) trong thiết kế và vận hành hệ thống RO

Natri là một ion dương Na+. Muối Natri tan và không là nguyên nhân gây cáu cặn màng RO. Natri trong nước biển là một ion dương chiếm đa số. Trong các phần mềm thiết kế có thể dùng ion cation để cân bằng ion cho nước.

Natri được dùng là ion để trao đổi hoàn nguyên lại hạt nhựa. Trong một số hệ thống xử lý nước siêu tinh khiết cấp cho sản xuất vi mạch điện tử, Natri có thể được kiểm soát rất nghiêm ngặc để tránh ảnh hưởng đến sản xuất.

 

2.Silica (SiO2) trong thiết kế và vận hành hệ thống RO

Silica trong nước có hai dạng, một loại có thể phản ứng và một loại là trơ không phản ứng hóa học.

Silica phản ứng (SiO4) là dạng tan, mang đặt tính của một anion và được loại bỏ bởi màng RO.

Silica không phản ứng tồn tại dưới dạng trơ như một chất rắn tan trong nước và có thể loại bởi màng RO nhưng cũng có thể bám vào màng và gây cáu cặn. Thành phần này có thể được kiểm tra khi bị giữ lại trên giấy lấy mẫu chỉ số mật độ bùn SDI.

Chỉ số mật độ bùn SDI

 

3.Chloride (Cl-) trong thiết kế và vận hành hệ thống RO

Clo là một đơn hóa trị anion. Muối Clo tan trong nước mạnh và không gây cáu cặn cho màng RO. Clo có nhiều trong nước biển. Trong các phần mềm thiết kế hệ thống RO, Cl- được dùng như một chất cân bằng ion trong nước đầu vào.

Tuy nhiên, Clo trong nước có thể tồn tại ở dạng ClO và HClO, còn được gọi là Clo tự do. Thành phần này là tác nhân gây oxi hóa cho lớp poliamide của màng RO và  gốc trao đổi ion của hạt nhựa.

Thay đổi Clo trong nước theo pH

Clo tự do, cần được xử lý trước khi đi vào màng RO hoặc trao đổi ion làm mềm nước. Các phương pháp có thể xử lý Clo tự do là lọc qua than hoạt tính, hoặc dùng sodium bisulfite NaHSO3.

Để học thiết kế và vận hành hệ thống lọc nước RO, các bạn có thể tham khảo ở đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo