Ảnh hưởng của các ion Sulfate (SO4), Fluoride (F), Ammonium (NH4) trong thiết kế hệ thống RO

Nội dung bài viết

1.Sulfate (SO4)

SO4 Là một anion hai hóa trị. Sự tồn tại của anion này kết hợp với ác cation trong nước sẽ hình thành hợp chất kết tủa và hình thành muối. Dung dịch có chứa CaSO4, BaSO4 là nguyên nhân gây cáu cặn cho màng RO. Ngưỡng giới hạn trên của SO4 trong nước uống nên nhỏ hơn 250 mg để không ảnh hưởng đến vị.

Muối sulfate trong nước

2.Fluoride (F)

Flo là một anion đơn hóa trị. Flo thường có trong nước ngầm và nước máy. Flo nên được kiểm soát dưới 5 mg/l để không gây hư răng.

Sự loại bỏ Flo bởi màng RO phụ thuộc vào pH. Khi pH >7, màng poliamide có thể loại bỏ trên 99% flo bởi vì nó đang ở dạng muối. Khi nước có pH> 7, sự loại bỏ Flo có thể giảm xuống dưới 50% bởi vì chúng đang ở các dạng acid.

3.Ammonium (NH4)

Là một cation đơn hóa trị. Muối NH4 dễ tan trong nước và không gây cáu cặn màng RO. Trong nước NH4 và NH3 có sự chuyển hóa qua lại phụ thuộc vào pH, nhiệt độ. Tại pH cao, ammonia chiếm ưu thế và sẽ không bị loại bỏ bởi màng RO. Tại pH thấp, NH4 chiếm ưu thế và được loại bỏ bởi màng RO.

NH3-NH4 trong nước

4. Nitrate (NO3)

Nitrate là một anion đơn hóa trị. Muối nitrat dễ tan và không gây cáu cặn màng RO. Nitrate cùng với NH3 và NH4 được tạo nên từ vòng tuần hoàn Nito.

Để học thiết kế và vận hành hệ thống lọc nước RO, các bạn có thể tham khảo ở đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo