Các thông số cần nắm khi vận hành hệ thống xử lý nước thải công nghệ sinh học

Nội dung bài viết

BOD là gì

BOD là viết tắt của Biochemical oxygen demand – Nhu cầu OXY để oxy hóa các chất ô nhiễm trong nước có khả năng phân hủy bằng phương pháp sinh học. Đơn vị mg/l.

giảm bùn thải nước thải khu công nghiệp

BNR là gì

BNR là viết tắt của Biological nutrient removal – là quá trình xử lý nito và phospho trong nước thải bằng phương pháp sinh học. Cụm từ này thường được nhắc đến như “các công nghệ BNR…”

COD là gì

COD là viết tắt của Chemical oxygen demand – là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất ô nhiễm có trong nước thải bằng phương pháp hóa học. Do có những chất ô nhiễm trong nước vi sinh vật không thể phân hủy nhưng lại bị phân hủy được bằng phương pháp oxy hóa hóa học nên COD luôn lớn hơn BOD. Đơn vị mg/l.

TKN là gì

TKN là viết tắt của Total Kjeldahl nitrogen – là tổng nito hữu cơ và ammonia trong nước. Đơn vị mg/l

TOD là gì

TOD là viết tắt của Total oxygen demand là tổng lượng oxy dùng để oxy hóa các chất ô nhiễm bao gồm cả tổng nito hữu cơ và ammonia trong nước. Đơn vị mg/l. TOD được tính theo công thức bên dưới.

TOD = COD + 4,57*TKN

DO là gì

DO là viết tắt của Dissolved oxygen – là lượng oxy hòa tan trong nước. Đơn vị mg/l. Đây là thông số quan trọng nhất cần giám sát trong bể hiếu khí.

EOD là gì

EOD là viết tắt của Endogenous Oxygen Demand – là lượng oxy cơ bản đủ để vi sinh vật hô hấp dựa vào tải lượng nước thải. Đơn vị mg/l.

TN là gì

TN là viết tắt của Total Nitrogen – là tổng lượng nito có trong nước bao gồm Ammonia, Nitrat, nitrit, và nitơ hữu cơ. Đơn vị mg/l.

TP là gì

TP là viết tắt của Total Phosphorus – là tổng lượng Phosphorus trong nước bao gồm phốt pho hữu cơ và phốt pho đơn (H2PO4-, HPO42-, PO43-). Đơn vị mg/l.

TSS là gì

TSS là viết tắt của Total suspended solids – là tổng lượng chất rắn không tan lơ lửng trong nước. Xác định bằng cách lọc qua giấy lọc, sấy khô và đem cân. Đơn vị mg/l.

TDS là gì

TDS là viết tắt của total dissolved solids – là tổng chất rắn hòa tan trong nước dưới dạng ion. Đơn vị mg/l.

VSS là gì

VSS là viết tắt của Volatile Suspended Solids – là lượng chất rắn lơ lửng dễ bay hơi tồn tại trong nước. Thông số này xác định thành phần sinh khối có trong nước. Đơn vị mg/l.

MLSS là gì

MLSS là viết tắt của mix liquor suspended solids – là tổng chất rắn lơ lửng trong 1 lít nước thải lấy ở bể xử lý sinh học, có thể hiếu khí có thể kị khí. Đơn vị mg/l. MLSS bao gồm MLVSS và lượng chất rắn không tan trong nước.

MLVSS là gì

MLVSS là viết tắt của mix liquor Volatile suspended solids –  là lượng chất rắn lơ lửng trong nước, được hiểu là lượng sinh khối của vi sinh vật trong bể xử lý sinh học, có thể hiếu khí có thể kị khí. Đơn vị mg/l.

F/M là gì

F/M là viết tắt của cụm từ Food-to-micro-organism ratio – là tỉ lệ lượng thức ăn hay còn gọi là chất ô nhiễm trong nước (tải lượng BOD – lấy nồng độ BOD nhân với lưu lượng) và lượng vi sinh vật trong nước (MLVSS nhân với thể tích bể). Mỗi công nghệ sẽ có chênh lệch về tỷ lệ F/M phù hợp. F/M thấp nghĩa là tải thấp, VSV có thể chết vì thiếu dinh dưỡng. F/M cáo nghĩa là tải cao, VSV có thể chết do quá tải. Khi biết F/M là cáo hay thấp, người vận hành có thể chủ động điều chỉnh tải lượng hoặc MLVSS để có tỷ lệ F/M phù hợp.

HRT là gì

HRT là viết tắt của Hydraulic retention time – là thời gian lưu nước trong bể. Thời gian lưu nước trong bể phải đủ để VSV có thể phân hủy chất ô nhiễm trong nước. Nếu HRT ngắn nghĩa là bể đang bị quá tải về mặt lưu lượng. HRT quá dài dẫn đến không tối ưu lưu lượng xử lý hoặc có thể dẫn đến các tác dụng phụ như bùn nổi,…

ORP là gì

ORP là viết tắt của Oxidation-reduction potential – là thế oxy hóa khử của nước. Được đo bằng mvolts. ORP cho biết mức độ xảy ra các phản ứng oxy hóa khử đang xảy ra trong hệ thống xử lý nước. Các phản ứng này bao gồm quá trình nitrat hóa, khử nitơ, loại bỏ photpho sinh học, loại bỏ cBOD (các hợp chất chứa cacbon và hydro). Các phản ứng này liên quan đến cacbon (C), phốt pho (P), lưu huỳnh (S) và nitơ (N) và sự thay đổi của chúng từ trạng thái ôxy hóa (chứa ôxy) như nitrat (NO3-) và sunfat (SO42-) và trạng thái khử ( chứa hydro) như amoniac (NH3) và sunfua (H2S).

RAS là gì

RAS là viết tắt của Return activated sludge – Là phần bùn hoạt tính từ bể lắng được tuần hoàn về bể hiếu khí. Lưu lượng tuần hoàn thường từ 20% đến 50% so với lưu lượng nước đầu vào, tùy vào lượng MLSS, tuổi bùn, tỷ lệ F/M,…

tuần hoàn bùn

SLR là gì

SLR là viết tắt của Sludge loading rate – tỷ lệ tải lượng bùn trên một đơn vị diện tích (m2) của bể lắng. Thông số này được dùng để thiết kế và vận hành bể lắng. Nếu thông số này quá cao (tải lượng cao), sẽ dẫn đến chất rắng không lắng kịp, nước đầu ra sau bể lắng thứ cấp không đạt yêu cầu. Công thức tính của thông số này:

SLR = MLSS * thể tích nước bể lắng / diện tích bể lắng.

SVI là gì

SVI là viết tắt của Sludge volume index – chỉ số thể tích bùn. Ý nghĩa của thông số này dùng để đánh giá khả năng lắng của bùn trong bể lắng. SVI được tính dựa vào 2 thông số là:

– SV 30 là lượng MLSS lắng trong 1 ống có thể tích 1000 ml trong 30 phút. Đơn vị là ml/l.

– Tổng lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải MLSS (g/l)

SVI = SV30 ml/L / MLSS (mg/L) = (g/l)

Ứng dụng của chỉ số SVI:

  • Sau khi có được chỉ số SVI, dựa vào giá trị SVI mà ta có thể “chuẩn đoán bệnh” của bùn bể hiếu khí:
  • SVI < 100: Bùn già; có thể trên bề mặt sẽ có bùn nhỏ như đầu mũi kim; đầu ra sẽ bị đục.
  • 100 < SVI < 250: Bùn hoạt động tốt, lắng tốt, đầu ra ít đục. Tuy nhiên thông thường, SVI từ 100 – 120 là tốt nhất.
  • SVI > 250: Bùn khó lắng; đầu ra đục.

SRT là gì

SRT được viết tắt là Sludge retention time –  là thời gian lưu bùn trong bể phản ứng sinh học hay còn gọi là tuổi bùn (MCRT – mean cell residence time). Đơn vị tính là ngày. Bởi vì mỗi nhóm vi sinh vật trong bùn sẽ chiếm ưu thế tùy theo số lượng ngày bùn lưu trong bể phản ứng (tuổi bùn). Trong đó bùn lưu từ 3-15 ngày có nhóm vi sinh vật tối ưu cho xử lý nước thải nên mới cần duy trì tuổi bùn trong thời gian này. Bùn già có nhiều vi khuẩn dạng sợ dễ dẫn đến nổi bùn. Bùn non thì lơ lửng và lắng chậm. Công thức tính tuổi bùn như sau:

Tuổi bùn = MLSS * thể tích bể hiếu khí / nồng độ bùn thải bỏ * lưu lượng bùn thải bỏ

Khi tuổi bùn quá già thì ta tăng van xả để thải bỏ bùn.

SOUR là gì

SOUR là viết tắt của Specific Oxygen Uptake Rate – tỷ lệ hấp thu oxy của bùn, là lượng mg oxy được hấp thụ bởi gram của MLVSS mỗi giờ. Thông số này cho phép đánh giá được sức khỏe của bùn từ đó đánh giá đươc các quá trình xử lý cacbon và nito của bể phản ứng. Khi khả năng xử lý giảm thì thông số này cũng thấp đi và ngược lại.

Công thức tính của SOUR = Delta OXY trong khoản thời gian T / khối lượng MLVSS

Trong đó:

  • Delta OXY trong khoản thời gian T = oxy ở thời điểm T1 – oxy ở thời điểm TO
  • Khối lượng MLVSS = nồng độ MLVSS * thể tích nước trong bể hiếu khí

WAS là gì

WAS là viết tắt của Waste activated sludge – là lượng bùn thải ra khỏi hệ thống. Trên đường tuần hoàn bùn từ bể lắng về bể hiếu khí sẽ có một van xả để xả bùn. Khi lượng MLSS trong bể hiếu khsi cao, bùn già thì tăng van xả bùn (tùy các thông số khác như F/M, SV30 mà điều chỉnh cho phù hợp).

 

Aquatekco cung cấp khóa đào tạo vận hành tối ưu hệ thống xử lý nước cấp và nước thải. Vui lòng liên hệ: Aquatekcovn@gmail.com.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo