Hướng dẫn dừng và khởi động lại hệ thống xử lý nước thải sau kỳ nghỉ

Trước và sau tết có nhiều anh em liên hệ để hỏi về cách dừng và khởi động hệ thống xử lý nước thải sao cho đúng. Như các bạn đã biết thì các kỳ nghỉ lễ tết, hoặc ảnh hưởng của dịch Covid có thể làm quá trình sản xuất bị gián đoạn hoặc giao động tải lượng thải đến nhà máy xử lý nước thải. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành của các hệ thống xử lý nước thải, đặc biệt là các hệ thống xử lý nước thải sinh học.

Qúa trình dừng và khởi động hệ thống xử lý nước thải không đúng cách sẽ không những gây mấy thời gian để khôi phục lại hệ thống mà còn làm chất lượng nước đầu ra bị vượt ngưỡng xả thải. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm để dừng, duy trì và khởi động lại hệ thống xử lý nước thải đúng cách.

Nội dung bài viết

Dừng hệ thống xử lý nước thải

Đối với các hệ thống xử lý nước thải hóa lý

Ngừng các hệ thống xử lý nước thải công nghệ hóa lý nhìn chung đơn giản, quá trình này cũng giống như tắt hệ thống, thiết bị để bảo trì. Đối với các hệ thống này, người vận hành cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Chú ý tránh hệ thống bị nghẹt đường ống. Tốt nhất sau khi tắt hệ thống này thì nên tiến hành Clean (vệ sinh).
  • Chú ý vấn đề interlock (khóa liên động), điều khiển tự động của các thiết bị trong hệ thống. Ví dụ bơm hóa chất thời điểm tắt hệ thống đang dừng nhưng nếu chưa tắt nguồn cấp cho nó hoặc chương trình điều khiển chưa được chuyển sang manual thì có thể dẫn đến bơm tự động chạy lại khi pH nằm ngoài ngưỡng cài đặt.

Đối với các thiết bị như màng lọc, lõi lọc,…Nếu tắt hệ thống trong thời gian dài hơn hằng tuần thì nên có hóa chất bảo quản để tránh vi sinh phát triển làm nghẽn màng lọc.

Đối với các module xử lý nước sinh học

Sự phục hồi, vận hành lại các module xử lý nước thải sinh học cả kỵ khí và hiếu khí có ảnh hưởng đến cách thức tắt, dừng hệ thống.

Dừng module xử lý nước thải kỵ khí

Bùn hoạt tính kỵ khí có thể dừng trong thời gian dài. Chỉ cần châm dinh dưỡng khi quá trình sinh khí biogas thấp hơn 10% so với bình thường.

Dừng module xử lý nước thải hiếu khí

So với quá trình kỵ khí thì quá trình tắt module hiếu khí phức tạp hơn.

  • Sau khi ngừng cấp nước thải mới vào hệ thống, vẫn tiếp tục duy trì để sục khí trong vòng 1 ngày.
  • Tắt bơm tuần hoàn và bơm châm hóa chất.
  • Duy trì quá trình sục khí 2 đến 4 lần mỗi ngày với tổng thời gian sục khí khoản một giờ.

Lưu ý: Không nên tắt hẳn luôn hệ thống hiếu khí nếu chỉ không có nước đầu vào trong vài tuần, vì khi đó sẽ tốn kém để nuôi cấy lại vi sinh.

Khởi động trở lại hệ thống

Hệ thống dừng càng ngắn thì quá trình khởi động trở lại sẽ nhanh hơn. Nhiều bạn gặp các vấn đề khi chạy lại hệ thống như:

  • Mất sinh khối
  • Bùn không lắng
  • Vi sinh vật trong bể bị sốc tải, nổi bọt

Để hệ thống được vận hành ổn định thì cần có một quy trình hướng dẫn dừng và khởi động cho từng hệ thống. Qúa trình chạy lại hệ thống được gọi là thành công khi:

  • Khôi phục lại lượng MLVSS
  • Xử lý COD tăng lên đến 90%
  • Qúa trình lắng diễn ra tốt
  • Không hoặc ít có hiện tượng nổi bọt
  • Các thông số chất lượng nước đầu ra đạt như thiết kế

Khởi động quá trình xử lý kỵ khí

Đối với bể kỵ khí, có thể tăng lưu lượng đến 80% công suất thiết kế trong 24 giờ (nếu chỉ dừng trong thời gian ngắn). Tuy nhiên, bạn vận hành nên kiểm tra thông số VFA trong đầu ra để biết quá trình chuyển hóa trong bể như thế nào và có sự điều chỉnh.

Trong nhiều trường hợp, người vận hành kiểm tra MLSS thấy lượng bùn trong bể quá ít, sẽ phải yêu cầu bổ sung thêm bùn kỵ khí.

Không nên nóng vội, tăng lưu lượng nhanh sẽ dẫn đến sốc tải, khi đó bùn bị mất phải nuôi cấy trở lại bùn vi sinh sẽ còn mất thời gian hơn,

Chú ý, đây là khởi động lại hệ thống kỵ khí trước đó đã vận hành và chuyển sang standby. Trong trường hợp khởi động hệ thống mới, sẽ cần có 1 quy trình khác để nuôi cấy bùn vi sinh, cần mất nhiều thời gian hơn.

Khởi động quá trình xử lý hiếu khí

Sục khí để đảm bảo DO ở mức trung bình 2 mg/l và bơm tuần hoàn có thể chạy trước một ngày trước khi nước thải được bơm trở lại hệ thống.

Thời gian tăng lưu lượng (tải lượng) vào hệ thống sẽ phụ thuộc vào nồng độ các chất oxy hóa gây độc cho vi sinh vật. Cách tốt nhất là bắt đầu từ 25% lưu lượng thiết kế, sau đó sẽ tăng dần lên trong vòng 3-4 ngày. Thực tế mình thấy hầu hết các bạn vận hành đều phải chịu áp lực để tăng lưu lượng nhanh do lúc này, lưu lượng nước thải đầu vào tăng nhanh. Do đó, các bạn nên có kế hoạch trữ nước tại trạm bơm lifting và bể điều hòa.

Tuy nhiên, để vi sinh không bị sốc thải thì phải kiểm tra liên tục thông số F/M để điều chỉnh tăng từ từ lưu lượng đi vào hệ thống (0.05 kgBOD/kgMLSS/ngày). Trong thời gian này, van xả bùn được đóng lại hoàn toàn cho đến khi MLSS đạt mức yêu cầu (3000 – 4000 mg/l).

Theo dõi và điểu chỉnh pH để đảm bảo quá trình phản nitrat hóa không bị ức chế.

Chú ý quá trình châm mật rỉ đường dư có thể hình thành vi khuẩn dạng sợi khi bùn già làm cho bùn không lắng được.

Trên đây là một vài kinh nghiệm khi mình start up lại hệ thống xử lý nước thải sau khi standby trong vài tuần. Nếu cần hỗ trợ chi tiết hơn, các bạn có thể liên hệ mình qua contact:

  • Email: tan.truong@witteveenbos.com
  • Sđt: 0909 407 547

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo