HƯỚNG DẪN KHỞI ĐỘNG HỆ THỐNG LỌC NƯỚC TINH KHIẾT RO LẦN ĐẦU TIÊN SAU KHI LẮP ĐẶT

Nội dung bài viết

Tổng quan

Công việc khởi động chạy hệ thống lọc thẩm thấu ngược màng RO lần đầu tiên sau khi hoàn tất lắp đặt (chạy testing and commissioning) rất quan trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống chạy có đạt yêu cầu như thiết kế không mà còn ảnh hưởng đến độ bền của thiết bị. Nhiều hệ thống sau khi lắp đặt xong, chưa cho súc rửa bồn, đường ống mà đã chạy, mang nước nhiễm các cáu cặn từ bồn, đường ống vào thiết bị, làm các thiết bị lọc bị tắt và phải thay sau đó. Trong bài viết này, mình hướng dẫn các bạn cách chạy khởi động hệ thống lọc thẩm thấu ngược màng RO lần đầu tiên sao cho an toàn cho thiết bị.

Check list kiểm tra thiết bị

Đầu tiên, các bạn phải có một danh sách các thông số đầu vào, đầu ra của từng thiết bị. Kèm theo các thông số này là các giá trị đã tính toán lúc thiết kế. Mình ví dụ như, lúc thiết kế nước sau cột lọc đa vật liệu có lưu lượng là 10 m3/h, nước đầu ra sau cột lọc than hoạt tính có Clo nhỏ hơn 0.1 mg/l,…Mình phải chuẩn bị checklist này lúc chạy hệ thống lên lần đầu tiên và ghi lại giá trị. Đối với một số chủ đầu tư họ yêu cầu, bên nhà thầu thiết kế và lắp đặt chạy đạt từng chỉ tiêu họ mới ký chấp nhận bàn giao. Bên cạnh đó, khi thiết bị đã chạy lên được giá trị yêu cầu, các bạn nên đánh dấu lên đồng hồ đo, để mình theo dõi sau một thời gian chạy thiết bị, các bạn biết các giá trị này thay đổi như thế nào, đặc biệt như các thông số lưu lượng, áp suất,…

Khởi động hệ thống RO
Khởi động hệ thống RO

Chạy kiểm tra từng phần

Thứ hai, nguyên tắc của chạy hệ thống lọc thẩm thấu ngược màng RO lần đầu tiên là chạy từng phần, từ phần đầu hệ thống ra sau hệ thống, và theo dõi thông số đầu ra ở mỗi thiết bị, đạt thì mới cho nước vào thiết bị tiếp theo. Ví dụ, lúc mình chạy cột lọc đa vật liệu lên phải kiểm tra SDI đạt mình mới chạy nước tiếp qua RO. Nếu chạy không đạt thì phải xả hết nước đi, đến khi nào đạt mới được. Đặc biệt, đối với vật liệu lọc, lưu ý phải ngâm đủ số giờ khi mới đổ vật liệu lọc vào bồn và rửa, sau đó chạy xuôi và theo dõi SDI cho đến khi đạt. Một số hệ thống không làm điều này, cặn từ vật liệu lọc trôi hết vô màng RO và chắc chắn ảnh hưởng đến tuổi thọ màng.

Xả khí trong hệ thống

Thứ ba là xả khí. Hệ thống lúc mới lắp đặt, chưa có nước vào thì chứa khí bên trong. Khi mở nước vào thiết bị, không khí sẽ dồn lên các điểm ống/thiết bị trên cao. Do đó, tại các điểm này nên được xả khí để tránh tình trạng khí đọng tại các đầu dò thì sẽ đọc thông số không đúng. Hoặc, các bóng khí này thỉnh thoảng trôi đến đầu dò chống chạy khô của bơm làm bơm dừng đột ngột.

Thứ 4, flushing

Thứ tư là hệ thống lúc mới lắp đặt, chắc chắn có bụi, ba dớ trong bồn và đường ống. Do đó, tất cả những vị trí này phải được rửa, và có điểm xả hết nước xúc rửa này, trước khi mở van cho dòng nước đi vào ống lọc RO. Năm 2017, mình có một bài học cho vấn đề này. Hệ thống của mình có CEDI, nhưng nhà thầu không súc rửa sạch bồn và ống trước khi cho nước từ RO chạy vào CEDI, kết quả là chỉ mới chạy vài tháng CEDI bị giảm lưu lượng đáng kể. Lúc làm rửa CEDI thì phát hiện ba dớ trong CEDI ra rất nhiều. Các bạn nhớ bài học này nhé.

Theo dõi lưu lượng nước
Theo dõi lưu lượng nước

Thứ năm khử trùng đường ống

Thứ năm, đối với một số hệ thống nước DI, trước khi cấp nước cho sản xuất, đòi hỏi phải làm khử trùng đường ống trước khi cấp nước DI đến sản xuất. Các bạn lưu ý là lúc làm khử trùng xong, phải đảm bảo trong đường ống không còn hóa chất khử trùng (thường là H2O2).

Lúc trước mình có làm ở một hệ thống cấp nước DI. Do không rửa sạch đường ống, hóa chất oxi hóa tuần hoàn về, sau đó đi qua cột trao đổi ion bằng hạt nhựa. Hậu quả là các cột hạt nhựa trao đổi ion bị oxi hóa, không còn khả năng trao đổi ion và phải thay mới. Các bạn vận hành hệ thống hạt nhựa trao đổi ion thì phải chú ý vấn đề này nhé, vì các chất oxy hóa mạnh như Clo, H2O2 làm hỏng hạt nhựa rất nhanh.

Thứ  sáu là cân chỉnh lưu lượng

Thứ sáu, đối với các hệ thống nước cấp DI lớn, sẽ có hệ phân phối đến các máy sản xuất. Đối với các hệ này cần làm cân chỉnh lưu lượng để chắc rằng nước được lưu thông, không bị tắt. Vì khi nước bị tắt, nước sẽ tù đọng khúc ống đó và dẫn đến trường hợp vi sinh phát triển trong đường ống và sau một thời gian thì toàn bộ hệ DI sẽ bị nhiễm vi sinh, chất lượng nước sẽ không còn đạt yêu cầu.

Nếu có cơ hội bàn kỹ hơn mình sẽ hướng dẫn các bạn các bước chạy thử (testing and commissioning) một hệ thống cấp nước DI như thế nào.

Trong bài tiếp theo mình sẽ hướng dẫn các bạn, cách tinh chỉnh hệ thống lọc thẩm thấu ngược RO thế nào để đạt các yêu cầu khi lần đầu mới chạy lên.

Các bạn có thể tham khảo khóa học vận hành tối ưu hệ thống xử lý nước siêu tinh khiết tại đây.

Tham khảo fanpage: https://www.facebook.com/helocnuocro để đọc các bài chia sẻ hay về kinh nghiệm lọc nước màng RO

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo