Hướng dẫn kiểm soát cáu cặn bằng phương pháp trao đổi ion kiềm

Nội dung bài viết

Giới thiệu phương pháp kiểm soát cáu cặn màng RO bằng phương pháp trao đổi ion kiềm

Độ kiểm trong nước được tạo ra khi CO2 tan vào trong nước tạo ra CO3 2- và HCO3-. Việc loại bỏ CO2 sẽ giúp làm giảm các ion kiềm trong nước. Từ đó sẽ tránh được các cáu cặn của các ion cứng với các ion kiềm này.

co2-trong-nuoc

Ngoài ra, phương pháp loại bỏ khí gas CO2 là phương pháp tốt để loại bỏ khả năng gây cáu cặn sinh học lên bề mặt màng. Nồng độ CO2 cao trên bề mặt màng giúp giữ sự tăng trưởng của vi sinh vật. Loại bỏ khí CO2 trong nước đầu vào được ưu tiên sử dụng khi cần tối ưu tỷ lệ loại bỏ muối. Loại bỏ CO2 ngoài ra còn dẫn đến sự tăng pH và tại pH > 6, tỷ lệ loại bỏ cao hơn pH < 5.

Ưu điểm của loại bỏ các ion kiềm trong nước với hạt nhựa trao đổi cation acid yếu là:

  • Lượng acid sử dụng cho quá trình tái sinh thấp, tiết kiệm chi phí và giảm phát thải.
  • Giá trị TDS của nước thấp do đã loại bỏ các thành phần muối kết tủa với HCO3 bằng cả số lượng hạt cứng hay độ kiềm.

Nhược điểm của loại bỏ các ion kiềm trong nước với hạt nhựa trao đổi cation acid yếu là:

  • Giá trị pH của nước đầu ra sẽ giao động. pH sau cột tách ion kiềm dao động từ 3.5 đến 6.5 phụ thuộc vào khả năng trao đổi ion của hạt nhựa.
  • Có thể phải lắp thêm một cột làm mềm để loại bỏ các ion gây cứng, do đó có thể làm tăng chi phí.

Để tham khảo về khóa học hướng dẫn thiết kế hệ thống trao đổi ion trong xử lý nước, các bạn có thể tham khảo tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo