Hướng dẫn kiểm soát chỉ số mật độ bùn SDI trong hệ thống xử lý nước RO

Nội dung bài viết

Chỉ số mật độ bùn SDI là gì

SDI- Silt Density Index hay còn gọi là chỉ số mật độ bùn là thông số để đánh giá số lượng các hạt keo, huyền phù, cáu cặn lơ lửng không tan trong nước. Nếu chỉ số SDI cao, nghĩa là số lượng các hạt keo, huyền phù, cáu cặn lơ lửng không tan trong nước nhiều và sẽ gây cáu cặn cho màng RO, làm giảm lưu lượng nước đi qua màng. Ngược lại nếu chỉ số SDI thấp thì, số lượng hạt keo, huyền phù, cáu cặn lơ lửng không tan trong nước ít, nghĩa là nước được kiểm soát tốt.

Màng ro cáu cặn

Các hãng sản xuất màng đều yêu cầu nước đầu vào màng RO có chỉ số mật độ bùn SDI15 < 5. Vì vậy chức năng của hệ tiền xử lý nước RO phải loại bỏ được các hạt keo, huyền phù, cáu cặn lơ lửng không tan trong nước để giảm SDI15 dưới 5.

Tham khảo thiết bị đo chỉ số mật độ bùn SDI tại đây.

Nguyên lý kiểm soát chỉ số mật độ bùn SDI

Để làm giảm chỉ số mật độ bùn SDI, các hệ thống tiền xử lý RO đều có hệ thống châm polymer nhằm làm tăng kích thước hạt cặn, từ đó là tăng hiệu suất lọc của các cột lọc đa vật liệu và sẽ làm giảm được thông số SDI.

kiểm soát thông số SDI

Người vận hành sẽ lấy mẫu và theo dõi kết quả SDI, từ đó có hành động tăng hoặc giảm lưu lượng châm polymer vào hệ thống.

Hướng dẫn tính toán châm polymer để điều chỉnh chỉ số mật độ bùn SDI

Polymer bị dư hoặc bị thiếu đều làm cho hiệu suất lọc thấp dẫn đến kết quả chỉ số mật độ bùn SDI cao. Do đó, người vận hành phải tính toán được lượng polymer cần châm đủ là bao nhiêu để điều chỉnh bơm châm với số lượng mong muốn.

Để tính lượng polymer cần châm vào hệ thống, người vận hành tiến hành các bước sau:

Bước 1: Xác định nồng độ polymer cần có trong dòng nước đầu vào của hệ thống là bao nhiêu. Thông thường nồng độ này là từ 2-4 mg/l. Các bạn nên kiểm tra thông tin này tronhg technical sheet của loại polymer mà các bạn sử dụng.

Bước 2: Xác định nồng độ cảu dung dịch gốc. Thông thường polymer được các bạn pha thành dung dịch loãng trước khi châm vào hệ thống. Các bạn cần tính tón xác định được nồng độ polymer trong dung dịch này. Ví dụ, khi pha 1kg polymer vào 100 lít nước thì các bạn sẽ có được dung dịch có nồng độ là 10 000 mg/l.

Bước 3: Tính toán lưu lượng hóa chất cần châm. Các bạn áp dụng công thức sau:

Lưu lượng dung dịch châm * nồng độ dung dịch châm = Lưu lượng dòng nước đầu vào * Nồng độ polymer mong muốn có trong nước đầu vào

=> Lưu lượng dung dịch châm = (Lưu lượng dòng nước đầu vào * Nồng độ polymer mong muốn có trong nước đầu vào)/ nồng độ dung dịch châm

Bước 4: Chỉnh bơm định lượng để đạt được lưu lưu lượng cần châm

Các bạn áp dụng công thức

Lưu lượng đầu ra bơm  = công suất tối đa bơm x speed x stroke

chỉnh bơm châm hóa chất

Ví dụ:

Bơm có công suất 10 lít/h

Chỉnh speed 40%

Chỉnh stroke 20%

=> Lưu lượng đầu ra bơm  = 10* 40% * 20% = 0,8 lít/h

Các bạn có thể tham khảo thêm khóa học hướng dẫn quản lý vận hành hệ thống xử lý nước tinh khiết và siêu tinh khiết.

Một số kinh nghiệm vận hành:

Nên bắt đầu ở nồng độ nhỏ nhất, sau đó tăng dần lên nếu thấy kết quả đo SDI chưa đạt.

Nếu thấy giấy SDI bị nhớt hoặc cột lọc lõi cartridge filter bị nhớt nghĩa là kết quả đo SDI bị dư.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo