Hướng dẫn kiểm soát thông số các cáu cặn vô cơ trong hệ thống xử lý nước tinh khiết và siêu tinh khiết

Nội dung bài viết

Cáu cặn vô cơ trong xử lý nước RO là gì

Cáu cặn vô sơ là sự hình thành các muối của các kim loại hoặc phi kim, kết hợp với các gốc CO3, SO4, (CaCO3, BaSO4,…) hoặc bị oxy hóa (Fe2O3) hay hydroxid hóa (Al(OH)3),… hình thành nên các muối kết tủa và bám lên màng RO làm giảm lượng nước đi qua màng RO nên giảm lượng nước thành phẩm.

kiểm soát thông số clo tự do trong nước đầu vào RO

Nguyên lý hình thành nên cáu cặn vô cơ gồm các bước: Đầu tiên các ion kim loại, phi kim tồn tại trong nước kết hợp lại với các gốc sinh muối tạo nên các hợp chất. Sau đó các hợp chất này tập hợp dính lại với nhau. Tiếp theo chúng hình thành nên cấu trúc tinh thể. Các cấu trúc tinh thể này lại tiếp tục kết hợp với nhau hình nên cáu cặn vô cơ hay còn gọi là scale bám lên màng RO.

Nguyên lý kiểm soát cáu cặn vô cơ

Để kiểm soát cáu cặn vô cơ, antisclant được châm vào hệ thống với mục đích ngăn các cặn kết hợp lại dưới dạng tinh thể. Khi đó, các hợp chất muối sẽ không bám được vào màng và bị cuốn theo dòng concentration, thải bỏ ra ngoài.

Người vận hành sẽ theo dõi mức độ suy giảm lưu lượng cũng như áp suất của hệ thống RO bị tăng lên, khi đó nghĩa là màng bị bám cáu cặn để điều chỉnh lượng châm antiscalant.

Việc giám sát châm antiscalant tương đối phức tạp vì kết quả không xảy ra ngay và có thể màng bị nghẹt cũng không phải do cáu cặn vô cơ nên để chính xác các thành phần trong nước cần được làm rõ.

kiểm soát thông số clo tự do trong nước đầu vào RO

Cách tính toán lượng hóa chất chống cáu cặn antiscalant cần châm

Để đảm bảo kiểm soát được lượng cáu cặn hình thành trong hệ thống, lượng antiscalant phải được châm đủ vào hệ thống, không được dư và cũng không được thiếu.

Để đảm bảo số lượng đủ đó, người vận hành phải biết tính toán lưu lượng châm antiscalant  theo các bước dưới đây:

Bước 1: Xác định nồng độ antiscalant cần có trong dòng nước đầu vào của hệ thống là bao nhiêu. Thông thường nồng độ này là từ 2-4 mg/l. Các bạn có thể tham khảo con số này trong đối với loại antiscalant mà bạn đang sử dụng.

Bước 2: Xác định nồng độ của dung dịch gốc. Thông thường NaHSO3 ở dạng bột, các bạn cần pha thành dung dịch loãng trước khi châm vào hệ thống. Các bạn cần tính tóan xác định được nồng độ antiscalant trong dung dịch này. Ví dụ, khi pha 1kg antiscalant vào 100 lít nước thì các bạn sẽ có được dung dịch có nồng độ là 10 000 mg/l.

Bước 3: Tính toán lưu lượng hóa chất cần châm. Các bạn áp dụng công thức sau:

Lưu lượng dung dịch châm * nồng độ dung dịch châm = Lưu lượng dòng nước đầu vào * Nồng độ antiscalant mong muốn có trong nước đầu vào

=> Lưu lượng dung dịch châm = (Lưu lượng dòng nước đầu vào * Nồng độ antiscalant mong muốn có trong nước đầu vào)/ nồng độ dung dịch châm

Bước 4: Chỉnh bơm định lượng để đạt được lưu lưu lượng cần châm

Các bạn áp dụng công thức

Lưu lượng đầu ra bơm  = công suất tối đa bơm x speed x stroke

chỉnh bơm châm hóa chất

Ví dụ:

Bơm có công suất 10 lít/h

Chỉnh speed 40%

Chỉnh stroke 20%

=> Lưu lượng đầu ra bơm  = 10* 40% * 20% = 0,8 lít/h

Các bạn có thể tham khảo thêm hướng dẫn quản lý vận hành hệ thống xử lý nước tinh khiết và siêu tinh khiết.

Lưu ý trong việc châm hóa chất antiscalant.

Antiscalant châm dư cũng sẽ gây ra cáu cặn. Vì vậy, các bạn cần tính toán và châm vừa đủ vào hệ thống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo