Hướng dẫn kiểm soát thông số Clo tự do trong nước đầu vào hệ thống RO

Nội dung bài viết

Clo tự do trong nước là gì

Trong nguồn nước cấp từ các nhà máy nước cấp luôn được châm một lượng dư Ca(ClO)2 để khử trùng trên đường ống. Ca(ClO)2 tan trong nước và tạo ra HClO, ClO, ClO2-, ClO3-, ClO4-. Các thành phần này gọi là Clo tự do trong nước. Chúng có khả năng oxy hóa mạnh để diệt khuẩn.

Châm Sodium bisulfite NaHSO3

Ảnh hưởng của thông số Clo tự do đối với màng RO

Khả năng oxy hóa của HClO, ClO, ClO2-, ClO3-, ClO4- là nguyên nhân phá hủy lớp polyamide trên màng RO. Chúng cắt đứt các mạch polyamide nên làm cho các ion đa phân tử đi qua được màng, từ đó làm tăng tỷ lệ muối qua màng.

kiểm soát thông số clo tự do trong nước đầu vào RO

Các phương pháp xử lý Clo tư do trong nước

Hiện nay có hai phương pháp phổ biến nhất để xử lý Clo tự do trong nước là lọc qua than hoạt tính và châm hóa chất Sodium bisulfite NaHSO3.

Các bạn có thể tham khảo tham khảo công nghệ xử lý Clo tự do trong nước bằng cách lọc qua than hoạt tính tại đây.

Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách xử lý Clo tự do trong nước bằng phương pháp châm hóa chất NaHSO3 hay còn gọi là SBS.

Nguyên lý kiểm soát Clo tự do trong nước

NaHSO3 sẽ được pha loãng và châm vào nguồn nước đầu vào hệ thống RO, sau các cột lọc đa vật liệu và trước lọc catridge filter. Đồng thời, nước đầu vào hệ thống RO sẽ có thiết bị đo Clo tự do trong nước. Nguyên lý hóa học của phản ứng xảy ra như bên dưới.

châm sodium bisulfite

Khi đó, người vận hành sẽ theo dõi thông số Clo tự do để điều chỉnh tăng giảm lượng châm hóa chất NaHSO3. Nếu Clo tự do trong nước lớn hơn 0.1 mg/l thì người vận hành sẽ tăng châm NaHSO3.

Cách tính toán xác định lưu lượng NaHSO3 cần châm để xử lý Clo

Để xác định đúng lượng hóa chất SBS cần châm để xử lý clo tự do trong nước thì chúng ta áp dụng các bước như bên dưới:

Bước 1: Xác định nồng độ NaHSO3 cần có trong dòng nước đầu vào của hệ thống là bao nhiêu. Thông thường nồng độ này là từ 1-5 mg/l. Đây là kinh nghiệm thực tế của mình áp dụng cho nước đầu vào là từ nhà máy nước cấp thủ đức.

Bước 2: Xác định nồng độ của dung dịch gốc. Thông thường NaHSO3 ở dạng bột, các bạn cần pha thành dung dịch loãng trước khi châm vào hệ thống. Các bạn cần tính tóan xác định được nồng độ NaHSO3 trong dung dịch này. Ví dụ, khi pha 1kg NaHSO3 vào 100 lít nước thì các bạn sẽ có được dung dịch có nồng độ là 10 000 mg/l.

Bước 3: Tính toán lưu lượng hóa chất cần châm. Các bạn áp dụng công thức sau:

Lưu lượng dung dịch châm * nồng độ dung dịch châm = Lưu lượng dòng nước đầu vào * Nồng độ SBS mong muốn có trong nước đầu vào

=> Lưu lượng dung dịch châm = (Lưu lượng dòng nước đầu vào * Nồng độ NaHSO3 mong muốn có trong nước đầu vào)/ nồng độ dung dịch châm

Bước 4: Chỉnh bơm định lượng để đạt được lưu lưu lượng cần châm

Các bạn áp dụng công thức

Lưu lượng đầu ra bơm  = công suất tối đa bơm x speed x stroke

Ví dụ:

Bơm có công suất 10 lít/h

Chỉnh speed 40%

Chỉnh stroke 20%

=> Lưu lượng đầu ra bơm  = 10* 40% * 20% = 0,8 lít/h

Các bạn có thể tham khảo thêm khóa học hướng dẫn quản lý vận hành hệ thống xử lý nước tinh khiết và siêu tinh khiết.

chỉnh bơm châm hóa chất

Các lưu ý

SBS có mùi hắc, khi pha thường sộc vào mũi, do đó các bạn nên cẩn thận, mang respirator khi làm việc với hóa chất này.

Các bạn có thể tham khảo hóa mua chất NAHSO3 tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo