Hướng dẫn thiết kế hệ tiền xử lý nước trước khi vào RO

Hiệu suất loại bỏ các cáu cặn không tan và các hạt keo huyền phù trong nước bằng các vật liệu lọc phụ thuộc vào sự thu giữ các hạt cáu cặn này trên bề mặt vật các hạt liệu lọc khi nước chảy qua lớp vật liệu lọc.

Số lượng của lớp vật liệu lọc sẽ phụ thuộc vào diện tích bề mặt hạt lọc, kích thước hạt lọc, hình dáng của vật liệu lọc và cáu cặn cũng như các thông số chất lượng nước, lưu lượng nước. Một thiết kế hệ thống tiền lọc tốt sẽ cho ra chất lượng nước sau lọc có chỉ số mật độ bùn SDI nhỏ hơn 5.

Chỉ số mật độ bùn SDI

Nội dung bài viết

Chọn vật liệu lọc cho cột lọc nước tiền xử lý RO

Vật liệu lọc phổ biến để loại bỏ các hạt cặn lơ lửng không tan trong nước là cát và anthracite. Kích thước hiệu quả đối với vật liệu lọc cát là 0.35 đến 0.5 mm, trong khi kích thước hiệu quả của hạt lọc anthracite là 0.7-0.8 mm.

Khi so sánh lọc một lớp cát với kết hợp hai lớp giữa cát và anthracide (lớp anthracide nằm trên lớp cát) có cùng chiều cao lớp lọc, thì việc kết hợp hai lớp lọc giữa cát và anthracide cho phép thu giữ tốt hơn các hạt cặn lơ lửng trong nước, quá trình giảm áp sẽ lâu hơn, đồng thời quá trình rửa ngược cũng hiệu quả hơn.

Chiều cao của lớp vật liệu lọc trong cột lọc nước tiền xử lý RO là bao nhiêu

Chiều sâu thiết kế của lớp vật liệu lọc tối thiểu là 0.8 mm. Trong các cột lọc phối hợp hai lớp vật liệu lọc thì chiều cao lớp cát tối thiểu là 0.1, trong khi lớp anthracide nên là 0.3 m.

Có hai loại cột lọc tiền xử lý hệ thống RO là lọc áp lực và lọc theo trọng lực. Khi bồn lọc là loại lọc áp lực thì vật liệu lọc có kích thước càng nhỏ thì mất áp càng cao.

Chọn lưu lượng của cột lọc nước tiền xử lý RO là bao nhiêu

Lưu lượng thiết kế cột lọc tiền RO thường là khoảng 10-20 m3/m2/h. Lưu lượng cho rửa ngược là 40-50 m3/m2/h.

Nếu nước đầu vào có khả năng gây cáu cặn cao, lưu lượng lọc nên duy trì ở mức thấp là 10m3/m2/h và nên có thêm 1 cột lọc tiếp ở đầu ra (thiết kế dạng nối tiếp).

 

Chọn áp suất của cột lọc nước tiền xử lý RO là bao nhiêu

Áp suất đầu vào áp dụng cho lọc theo trọng lực là 7-8 psi. Nếu là cột lọc áp lực thì áp suất đầu vào từ 30-60 psi.

Trong quá trình lọc, nước đầu vào từu trên đỉnh bồn và được thu ở đấy của lớp lọc. Định kỳ, khi chênh áp suất giữa đầu vào và ra là 4 đến 9 psi đối với cột lọc áp lực, hoặc khoảng 2 psi đối với lọc theo trọng lực thì tiến hành rửa ngược để loại bỏ các cáu cặn được thu giữ trong lớp vật liệu lọc.

Thời gian rửa ngược trung bình là 10 phút. Sau khi rửa ngược, trước khi đưa cột lọc trở lại vận hành thì phải rửa xuôi để xả cho đến khi chất lượng nước đầu ra đáp ứng được yêu cầu.

Tần suất dừng cột lọc nên được giảm để tránh tối thiểu việc giải phóng các hạt cặn đã thu giữ trước đó đi vào dòng nước sau lọc.

Để tìm hiểu về các bước tính toán thiết kế cột lọc đa vật liệu, các bạn có thể tham khảo ở đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo