Nội dung bài viết
1.Iron (Fe) sắt
Sắt tồn tại trong nước có nhiều dạng.
Sắt có trong nước ngầm tồn tại dưới dạng sắt Fe2+( ferrous). Thành phần này có đặt tính tương đối giống độ cứng canxi hay Magie nên có thể đưcọ loại bỏ bằng phương pháp trao đổi ion. Một cách khác là làm kết tủa và loại bỏ bởi phương pháp lọc.
Khi cho sắt tan dạng Fe2+( ferrous) tiếp xúc với không khí thì sẽ bị oxy hóa thành sắt Fe3+ (ferric). Sắt dạng không tan trong nước này tồn tại ở dạng sắt Fe3+ (ferric) và có thể được loại bỏ bằng phương pháp lọc.
Các nhà sản xuất xuất màng yêu cầu nước đầu vào có sắt tổng nhỏ hơn 0.05 mg/l trong nước đầu vào. Nếu tất cả sắt tồn tại ở dạng tan là Fe2+, thì có thể cho phép nước đầu vào có sắt nhỏ hơn 0.5 mg/l và pH nhỏ hơn 7.
Sắt không tan có thể được loại bỏ bởi phương pháp lọc sắt, làm mềm bằng CaO, hạt nhựa trao đổi ion, lọc UF, lọc đa vật liệu. Chú ý việc sử dụng thuốc tím (potassium permanganate) để tái sinh cát lọc mangan để lọc sắt có thể phá hủy lớp polyamide của màng RO.
Nguy cơ cáu cặn sắt sẽ rất nhanh làm tăng áp suất nước đầu vô (do màng bị nghẹt) và làm tăng lượng ion đi qua màng. Trong một số trường hợp, sự hiện diện của sắt trên bền mặt màng có thể tạo ra vấn đề cáu cặn vi sinh (vi sinh lấy năng lượng từ sắt).
2. Nhôm (Al)
Nhôm là gốc có thể tan trong nước, tuy nhiên chúng thường không có nồng độ cao trong nước giếng hoặc nước ngầm. Khi nhôm hiện diện trong nguồn nước đầu vô dưới dạng hạt keo. Nhôm cũng phổ biến trong chất keo tụ các thành phần kết tủa mang điện tích âm trong nước.
Nồng độ nhôm trong nước đầu vào cao hơn 0.1 mg/l có khả năng gây cáu cặn màng RO.
Nhôm tồn tại ở pH thấp mang điện tích dương Al3+. Nhôm tại giá trị pH cao tồn tại ở các hợp chất anionic thì mang điện tích âm. Hợp chất nhôm ít tan nhất ở giá trị pH từ 5.5 đến 7.5
Để học thiết kế và vận hành hệ thống lọc nước RO, các bạn có thể tham khảo ở đây.